Cách để tôm mau cứng vỏ

Cách để tôm mau cứng vỏ

Cách để tôm mau cứng vỏ

Cách để tôm mau cứng vỏ

Cách để tôm mau cứng vỏ
Cách để tôm mau cứng vỏ
Cách để tôm mau cứng vỏ

Tôm thường xuyên lột xác trong suốt quá trình nuôi. Chúng đóng vai trò rất quan trọng, nếu tôm không được chăm sóc và quản lý các hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng chất một cách đầy đủ, vỏ tôm sau khó lột sẽ khó cứng, làm tôm dễ bị hao hụt.

Tôm lột vỏ

Hiện tượng tôm lột vỏ

 

Những lợi ích của việc lột xác đối với con tôm

Sự lột xác mang lại rất nhiều lợi ích cho tôm như:

- Giúp tôm tăng trưởng phát triển

- Loại bỏ lớp vỏ cũ có chứa các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh

- Giúp tôm có cơ thể mới hoàn hảo hơn nhờ loại bỏ các vết thương, vết sẹo trước đó

- Giúp loại bỏ các cá thể yếu, chậm lớn, còi cọc

Vì sao tôm không lột vỏ được, tôm lột không cứng vỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như: biến động của môi trường nước, đáy ao bị xấu hoặc tồn lưu nhiều hóa chất trong ao,... Đặc biệt vấn đề về dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi khiến vỏ tôm sau khi lột không đủ chất để tiến hành tái tạo lại. Bên cạnh đó, mật độ nuôi dày cũng là một nguyên nhân kiến việc tôm lột không cứng vỏ do tranh dày nhau về lượng khoáng và dinh dưỡng.

Trong trường hợp này, quý bà con cần lưu ý các yếu tố sau đây: Nhiệt độ ổn đinh, hàm lượng oxy trong nước được đảm bảo, cung cấp đủ khoáng chất, giảm lượng khí độc, độ kiềm từ 80-120 mg/lít và pH từ 7,5 - 8,5. Đây là những điều kiện giúp tôm phát triển, dễ dàng lột xác và tăng trưởng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác

Quá trình lột vỏ của tôm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó, phổ biến nhất là: dinh dưỡng, chất lượng ao nuôi, dịch bệnh,…

- Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp kém chất lượng có thể khiến tôm nuôi thiếu đạm và các khoáng chất cần thiết để lột xác.

- Chất lượng ao nuôi: chủ yếu phụ thuộc các yếu tố độ kiềm, pH, oxy…

- Dịch bệnh: Trong nuôi tôm, dịch bệnh có thể kiềm hãm sự phát triển của tôm, một số bệnh phổ biến như: nấm, đóng rong, tôm còi,… ảnh hưởng rất lớn đến lột xác ở tôm, khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác.

Tôm lột vỏ

Dịch bệnh có thể kiềm hãm sự phát triển của tôm. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

 

Làm thế nào để tôm nhanh cứng vỏ

Nắm rõ chu kỳ

Ở các loài giáp xác như tôm cua thì quá trình lột xác là quá trình lặp đi lặp lại trong quá trình sống của chúng. Điều này diễn ra khi tôm đạt đến một kích cỡ nhất định cũng như đủ các yếu tố sinh học khác, giúp chúng cởi bỏ lớp “áo” cũ chật chội và mang lên mình lớp áo mới, từ đó tôm to hơn nặng hơn. Ở lứa tuổi nhỏ, quá trình lột xác diễn ra thường xuyên và thời gian giữa các lần khá ngắn. Khi tôm lớn thời gian giữa các lần sẽ cách xa lâu hơn. 

Tôm lột xác: lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau, tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác rất nhanh chỉ cần 5-7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn và 1-2h đối với tôm nhỏ. Tùy theo từng loài tôm sẽ có chu kỳ lột xác khác nhau:

Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng: Trong giai đoạn ấu trùng, khi nhiệt độ nước khoảng 28℃, khoảng 30 ~ 40 tiếng sẽ lột vỏ một lần. Tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.

Vỏ tôm

Vỏ tôm. Ảnh: drtom.vn

 

Đảm bảo các yếu tố môi trường ao nuôi 

- Người nuôi cần đảm bảo oxy hòa tan trong nước ao nuôi chuẩn mực từ 4 – 6 mg/l trong quá trình tôm lột xác, khi phát hiện dấu hiệu lột xác nên tăng cường quạt nước, sục khí.

- Giữ độ pH trong ngưỡng thích hợp khoảng 7 – 8,5 (tốt nhất là 7,5 – 8).

- Nên chẩn đoán và phát hiện các bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra trên tôm.

- Sau khi tôm lột xác độ kiềm sẽ giảm vì các ion đã được sử dụng để tạo thành lớp vỏ mới. Trong trường hợp này, bà con nên điều chỉnh độ kiềm từ 100-200 ppm là phù hợp.

- Bổ sung các khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi, magie, kali, phốt pho, natri clorua, mangan, Vitamin C,  v.v. giúp tôm cứng cáp nhanh và chọn thức ăn giàu dinh dưỡng đến những uy tín để sử dụng.

Trong quá trình nuôi tôm, đôi khi xuất hiện tình trạng tôm lâu lột xác ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng. Điều này có nguyên nhân từ rất nhiều yếu tố như: 

- Tôm bị thiếu dinh dưỡng.

- Môi trường ao nuôi hay tôm bị bệnh do tảo.

- Tôm bị mềm vỏ, bị đen mang khiến tôm chậm lột vỏ. 

Cho nên cần kiểm tra kỹ các yếu tố trong nuôi tôm nhằm đảm bảo môi trường giúp tôm lột xác cùng lúc. Cần bổ sung các khoáng chất đặc biệt cho tôm nhanh cứng vỏ, lựa chọn sản phẩm uy tín và chất lượng để dùng. Sử dụng đúng liều lượng như nhà sản xuất quy định để đảm bảo an toàn cho tôm.

 

Mây

https://tepbac.com/

ĐỐI TÁC


@ 2019 Copyright © GVET. All rights reserved

Đang online: 1  |   Tổng truy cập: 2846
Gọi ngay
SMS