Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt

Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt

Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt

Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt

Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt
Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt
Phòng trị bệnh tổng hợp do nấm cho cá nước ngọt

Được biết, bệnh do nấm đã gây không ít thiệt hại cho nghề nuôi cá nước ngọt nước ta. Cần phải có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời, mang lại hiệu quả cho người nuôi.

Cá nước ngọt. Ảnh: agri.vn

Cá nước ngọt. Ảnh: agri.vn

Một số bệnh do nấm gây ra

Hội chứng lở loét 

Hội chứng lở loét EUS (Epizootic Ulcerative Syndrome) do nhiều tác nhân kết hợp gây ra như vi rút (Rhabdovirus), vi khuẩn (Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp), một số ký sinh trùng đơn bào (Trichodina, Chidonella, Ichthyopthyrius, Epistylis, Henneguya...), sán lá đơn chủ (Gyrodactylus), giáp xác (Lernaea, Argulus...). 

Cá bị bệnh lở loét

Cá bị bệnh lở loét. Ảnh: photo-cms-baonghean.zadn.vn

Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường bất lợi như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá bẩn, sự ô nhiễm công nghiệp, thuốc trừ sâu có thể gây sốc và làm cho cá nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận cuối cùng về tác nhân chính gây ra bệnh và làm chết cá là một loài nấm ký sinh trong cơ (Aphanomyces sp).

Dấu hiệu nhận biết bệnh lở loét trên cá nước ngọt

- Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao giữa các mùa trong năm. 

- Cá mắc bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn, chậm chạp, da xám lại, xuất hiện các vết loát hoặc các đốm đỏ ở đầu, thân, các vây và đuôi. 

- Những vết loét sẽ dần lan rộng theo thời gian và lõm sâu tới xương nhưng không gây chết cá, các cơ quan nội tạng hầu như không có gì khác thường. 

- Sau một thời gian cá bị bệnh nặng, kiệt sức và chết. 

- Thời gian phát bệnh kéo dài tùy theo loài, mùa vụ và chất lượng nước.

Bệnh nấm thủy mi

Bệnh nấm thủy mi do một số loài nấm thuộc các giống Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Các giống nấm đều có một đặc điểm chung là sợi nấm phân nhánh, cấu tạo đa bào, giữa các tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ. Đường kính của sợi nấm khoảng từ 6 - 14µm và kích thước bào từ 3 - 4 x 8 - 11µm. Sợi nấm chia làm hai phần: Phần gốc bám vào tổ chức cơ của cá, phần ngọn tự do ngoài môi truờng nước. 

Cá bị bệnh nấm thủy mi

Cá bị bệnh nấm thủy mi. Ảnh: jia.com.vn

Loại nấm này sinh sản rất nhanh vì nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng. Ngoài ra chúng còn di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao.

Bệnh này có thể xảy ra trên tất cả các loài cá nước ngọt nên bà con cần phải hết sức cẩn thận và theo dõi. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch,… đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy mi.

Bệnh thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm thủy mi 

- Khi mới ký sinh, bằng mắt thường khó có thể quan sát thấy do sợi nấm phát triển chưa đủ nhiều, cá bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy, ốm và đen sẫm lại. 

- Thời gian tiếp theo nấm phát triển nhiều, mắt thường có thể quan sát thấy rõ các búi nấm màu trắng trên thân cá. 

- Trứng cá bị ung, có màu trắng đục, sau thời gian ngắn các sợi nấm trắng bao phủ một phần trứng rồi đến cả quả trứng.

Phòng bệnh tổng hợp

Bệnh lở loét do nhiều tác nhân gây ra, do đó việc phòng trị bệnh vướng phải nhiều khó khăn, bệnh phát triển rộng và ở nhiều loài cá đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp trị bệnh nào hữu hiệu, nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp (kiểm soát môi trường, mầm bệnh, con giống...). 

- Đầu mùa dịch nên rải vôi sống (CaO) định kỳ 2 tuần/lần xuống nơi có cá bệnh (2 kg vôi nung/100 m3 nước). 

- Dùng muối ăn (2 – 3%) tắm cho cá tầm 5 – 15 phút để khử trùng trước khi thả cá vào nuôi.

- Các nguồn thức ăn cung cấp (cỏ hay tươi sống) cho cá phải rửa sạch, nước thải ao ra ngoài đều phải khử trùng để hạn chế lây nhiễm.

- Vào mùa bệnh cần bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá (2g/kg trọng lượng cá) liên tục 3 ngày (2 đợt/tháng) để tăng sức đề kháng.

- Đối với bệnh nấm thủy mi nên hạn chế tối đa việc cá nuôi bị tổn thương do hoạt động đánh bắt hay do ký sinh trùng, không để cho cá bị suy nhược (điều kiện thuận lợi để nấm phát triển). 

- Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch. 

- Để trị bệnh này có các phương pháp như sử dụng dung dịch muối ăn 3% tắm cho cá 15 - 20 phút, dung dịch thuốc tím (KMnO4, nồng độ 10 - 20 g/m3) tắm từ 20 phút - 1 giờ, dùng formalin (nồng độ 200 - 250 ml/m3) tắm trong 30 phút.

 

Tham khảo tài liệu từ: TS. Bùi Quang Tề
https://tepbac.com/tin-tuc/full/phong-tri-benh-tong-hop-do-nam-cho-ca-nuoc-ngot-34421.html
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhất Linh
ĐỐI TÁC


@ 2019 Copyright © GVET. All rights reserved

Đang online: 1  |   Tổng truy cập: 2874
Gọi ngay
SMS